Gia đình có thể hạnh phúc hay không, thực ra là ở một việc đơn giản này
Dưới đây chúng tôi xin gửi tới bạn bài viết: Gia đình có thể hạnh phúc hay không, thực ra là ở một việc đơn giản này. Mời bạn cùng đọc, suy ngẫm và chia sẻ.
Gia đình hạnh phúc là điều bất cứ vợ chồng nào cũng mong muốn, vì thế nhất định phải lưu ý những điều sau.
Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây!
Có một cặp với chồng nọ, lấy nhau đã nhiều năm. Cuộc sống thời gian đầu rất hạnh phúc, nhưng càng về sau càng nhiều trục trặc.
Vốn dĩ người chồng chỉ là muốn bảo vợ tắt cái đèn, điều tiết độ mệt mỏi của cặp mắt một chút; nhưng khi vừa mở miệng lại nói thành: “Em mở nhiều đèn như vậy làm gì? Không phí điện ư? Không biết nghĩ cho người khác một chút ư!”
Vốn dĩ người vợ chỉ là muốn nhắc nhở chồng: Bên ngoài trời đang mưa, hãy mau thu dọn quần áo đi; khi vừa mở miệng ra lại thành ra câu chất vấn: “Anh chết ở đâu vậy hả? Ngoài trời mưa to vậy mà không biết? Thật chẳng hiểu rốt cuộc là người gì nữa!”
Vốn dĩ người chồng chỉ muốn nhắc vợ, con đường này đi thẳng sẽ an toàn hơn; lời nói đến miệng lại trở thành: “Sao lại tùy tiện đổi đường vậy hả! Bộ em muốn chết hả? Nếu xảy ra tai nạn em có chịu trách nhiệm được không?”
Vốn dĩ người mẹ chỉ là phê bình con trai, thi cử có thể nghiêm túc và cẩn thận hơn; vừa mở miệng lại thành: “Cặp mắt này của mày rốt cuộc dùng để làm gì vậy hả? Đui mù giống hệt cha của mày vậy!”…
Kỳ thực, cùng là một ý nghĩ, một mong muốn truyền tải, nhưng cặp vợ chồng này đã quên mất đi một thứ là phương thức lịch sự, ôn hòa, để lại khoảng trống, suy nghĩ cho đối phương mà nói ra, điều nhận được sẽ là cảm kích, quan tâm, chăm sóc và hành động thực tế của đối phương.
Con người sống với nhau lâu, dễ sinh cảm giác xuề xòa, nói gì cũng được, chính vì thế dễ phát sinh lời lẽ thị phi.
Lời nói của chúng ta dường như đang ngầm ra hiệu cho ngôn ngữ tay chân, hơn nữa còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh một cách không nhận thức được.
Khi nói chuyện lịch sử lễ phép, ôn tồn điềm đạm, ngôn ngữ cơ thể cũng sẽ theo đó mà tao nhã đẹp đẽ hẳn lên, trong việc đối nhân xử thế cũng sẽ chu toàn hơn, cũng sẽ dễ dàng có được phản hồi tích cực từ mọi người xung quanh.
Còn khi nói chuyện thô lỗ ngang ngược, ngôn ngữ cơ thể cũng sẽ theo đó mà hống hách ngang ngược, làm người hành xử cũng sẽ càng cố chấp ngang ngược, khiến cho mọi người xa lánh chán ghét.
Vợ chồng nói với nhau bỗ bã, lâu dần sẽ dẫn đến coi thường, thiếu tôn trọng nhau.
Trong Phật giáo, đạo lý vợ chồng cũng luôn được đề cao.
Thật vậy, thử nghĩ xem cả thế giới này có đến 7 tỷ người mà tại sao hai người lại tìm nhau được, để kết hợp thành cuộc sống vợ chồng.
Chẳng những phải có duyên mà còn có nợ nữa, như dân gian ta thường nói có duyên nợ mới nên vợ chồng. Có duyên mà không nợ thì gặp nhau cũng không thể chung sống.
Có nợ mà không duyên thì cũng chẳng thể thành vợ chồng.
Duyên nợ tác thành vợ chồng, hay nói đúng hơn là nghiệp lực đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hai người đến với nhau để trở thành vợ chồng.
Vì thế, vợ chồng sống với nhau nên tôn trọng, giữ vững đạo lý để luôn hạnh phúc.
Trong Trường Bộ II, kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy về đạo nghĩa vợ chồng như sau:
Này gia chủ, có 5 cách người chồng phải đối xử với người vợ: Kính trọng vợ, không bất kính đối với vợ, trung thành với vợ, giao quyền hành cho vợ, sắm đồ nữ trang cho vợ.
Ngược lại, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo 5 cách: Thi hành tốt bổn phận của mình, khéo tiếp đón bà con, trung thành với chồng, khéo giữ gìn tài sản của chồng, khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc.
Vợ chồng làm tốt những điều này, kết hợp với cách ăn nói tôn trọng nhau đảm bảo hạnh phúc sẽ dài lâu.
– Sưu tầm –