Điều đáng sợ nhất ở tuổi 30 là không biết trân trọng bản thân mình

30 tuổi, thất tình, thất nghiệp chẳng có gì là đáng sợ.

Quan trọng nhất là biết yêu thương chính bản thân mình.
Nếu bạn không yêu chính mình thì chẳng ai có thể yêu thương bạn.

30 tuổi, tôi còn một chặng đường dài phía trước để làm lại. Nếu đời người như câu hát “Em ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời” thì tôi cũng mới đi được nửa chặng đường. Nhưng tuổi thọ tự nhiên của con người ngày càng tăng mà, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 75 tuổi, nếu tôi sống được đến mức trung bình, tôi còn hơn nửa chặng đường nữa để bước tiếp. Sẽ sống cuộc đời mình muốn hay chết mòn trên con đường cũ, đó hoàn toàn là lựa chọn của tôi.

30 tuổi, bạn bè đa số đều yên ấm cả, có người đã có một, hai đứa con rồi. Đến tuổi 30 mà chưa thành đạt thì có bị xem là thất bại không? Trong khi bạn bè đã làm chức này chức nọ, kiếm được nhiều tiền, có trong tay tất cả thì tôi lại vất bỏ những thứ mình đang có.

Dưới mưa, nhìn bộ dạng như con chuột lột của mình, tôi thấy mình thật thất bại, thật thảm hại. Tôi trách cuộc đời bất công, trách lòng người bạc bẽo. Tại sao người ta đượchạnh phúccòn tôi thì lại không?

Nghĩ chán, khóc chán, nước mưa với nước mắt hòa cả vào làm một. Tôi bắt đầu suy nghĩ lại. Chia tay ở tuổi 30 cũng chẳng có gì là không tốt, còn hơn phải gắn bó cả đời với kẻlừa dốimình. Tôi xứng đáng có một người chồng tốt hơn thế.

30 tuổi, bỏ việc thì có gì là to tát. “Tôi đã sống rất lâu cuộc sống của người khác. Chỉ một giây phút thôi, để tôi được là chính mình”. Lời bài hát Give me some sunshine văng vẳng trong đầu.

Tôi sẽ bắt đầu lại, sẽ làm một công việc yêu thích, tuy không có gì hoành tráng để đem ra so bì với bạn bè, nhưng quan trọng tôi được sống thanh thản và hạnh phúc.

Đối với nhiều người, học cách yêu quí bản thân mình dường như khá dễ dàng. Tuy nhiên, đối với đa số người trong chúng ta, việc thành thật yêu quí bản thân có vẻ khó làm được hơn là chúng ta tưởng.

Dưới đây là 10 gợi ý thiết thực, vài bước đầu tiên trên con đường học cách yêu quí bản thân mình nhiều hơn.

1. Học cách tự khuyến khích mình trên mọi phương diện thông qua việc chấp nhận những sai lầm của mình, và chấp nhận sự thật rằng bạn là người không hoàn hảo. Điều này không có nghĩa là bạn không học cách sửa đổi những thiếu sót của mình. Thay vào đó, bạn đang trở nên dễ tính và tử tế với chính mình khi bạn mắc sai lầm.

2. Hãy ngưng tự chỉ trích bản thân một cách tiêu cực. Khi mắc sai lầm, nhiều người trong chúng ta thường tự phê phán mình thật khắt khe, rằng mình thật ngu ngốc hoặc mình chẳng làm nên trò trống gì cả. Chúng ta cần thay thế những thông điệp tiêu cực đó bằng những lời lạc quan hơn, kiểu như “Mình sai rồi. Thôi, không sao. Lần này là để mình học hỏi thêm. Lần sau mình sẽ làm tốt hơn.” Nhận thức được như thế, dần dần, bạn có thể ngăn mình lại khi phát hiện ra bạn đang tự chê bai mình và chuyển sang một cách nói khác tích cực hơn.

3. Hãy tử tế và lạc quan với chính mình. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ một cách tử tế và lạc quan về chính mình thì tình yêu dành cho bản thân sẽ dần phát triển. Hãy biến việc tự động viên mình thành một thói quen hàng ngày.

Suy nghĩ được như thế tự nhiên bạn sẽ thực hiện được những hành động hỗ trợ cho sự phát triển của mình.

4. Ghi nhận nỗ lực của bạn. Không phải lúc nào bạn cũng là người chiến thắng hay gặt hái được thành công trong mọi việc. Nhiều khi, thành công chính là việc bạn đã nỗ lực thật nhiều.

Bạn cần nhận thức rõ rằng mình đã cố gắng hết sức, thậm chí ngay cả khi bạn không thể tạo ra được một kết quả nào cụ thể.

điều đáng sợ nhất ở tuổi 30 là không biết trân trọng bản thân mình

5. Hãy để nỗi lo lắng qua đi. Thật kinh khủng khi sống mà cứ lo lắng mãi. Sự lo lắng chẳng giúp được gì cả. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian để nghĩ về những gì bạn cần làm để cải thiện tình hình.

6. Nếu bạn đã từng phạm lỗi trong quá khứ, khiến bạn cảm thấy mình không xứng đáng được coi trọng, thì giờ bạn cần phải quên nó đi. Tất cả chúng ta đều có sai lầm.

Vì thế, không cần phải tự trừng phạt mình quá nhiều. Hoặc nếu bạn đang phải chịu sự tổn thương về tâm lý vì một bi kịch trong thời thơ ấu, hãy học cách tự tha thứ cho bản thân và biết rằng đó không phải do lỗi của bạn.

7. Hãy biểu lộ thái độ biết ơn cuộc đời. Hãy cảm kích vì bạn đang được sống và khỏe mạnh, và có đủ khả năng để làm nên điều khác biệt trong cuộc sống.

8. Tự tin về chính mình và biết rằng bạn có khả năng tạo ra sự thay đổi quan trọng cho bản thân. Từ từ cố gắng tìm cơ hội nâng cao cảm nhận về mình.

Ví dụ, nếu bạn có khả năng nổi trội trong việc gì thì hãy tự dành thêm thời gian để thỏa mãn và phát triển kĩ năng đó. Việc biết rằng bạn có những khả năng đặc biệt có thể giúp bạn trân trọng mình hơn.

9. Chăm sóc bản thân bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và tập luyện thường xuyên. Hãy trân trọng cơ thể mình, yêu quí và quan tâm đến nó.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người thiếu trân trọng bản thân thì thường mắc các rối loạn về tiêu hóa, bị béo phì, thậm chí là bệnh tật nguy hiểm.

10. Thêm niềm vui vào cuộc sống. Đừng có nhìn nhận cuộc đời quá nghiêm trọng. Như thế bạn sẽ thoải mái và không còn lo lắng về những điều không quan trọng nữa.

Học cách yêu quí bản thân mình nhiều hơn có thể giúp bạn phát huy tiềm năng của mình. Tự yêu mình là một thói quen mà bạn cần chấp nhận và phát triển.

– Sưu tầm –

Để lại ý kiến của bạn