Kiếp nhân sinh ý nghĩa không nằm ở việc đạt được, mà ở chỗ buông bỏ
Kiếp nhân sinh này chẳng nên gắn với sự đua tranh, giành giật.
Người ở tầng thứ cao lấy việc buông bỏ làm vui chứ không lấy việc đạt được để tự hào.
Làm người như nước, bạn nóng, tôi sẽ sôi trào, quyết không ảnh hưởng nhiệt tình của cậu. Làm người như nước, bạn lạnh, tôi sẽ đóng băng, quyết không chối bỏ giá băng của bạn. Thượng thiện như nước, biết nghe lời phải, đời người được như nước, tùy duyên mà yên ổn.
Làm người như nước: có thể thích ứng với bất cứ hoàn cảnh nào, chính là giống như nước vậy, có thể bao dung vạn vật, bản thân lại vô cùng thuần tịnh. Làm việc như núi: cần phải làm việc một cách hết sức thiết thực, trầm ổn như núi, mang lại cho người ta sự tín nhiệm vững chãi như núi vậy!
Làm người như nước. Nước, trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, hết thảy đều là bởi nó mềm yếu dễ chịu.
Phàm là việc gì trên đời cũng đều không được mãi mãi. Người ta có sinh, lão, bệnh, tử. Trời đất có xuân, hạ, thu, đông.
Tiết trời có nóng lạnh. Vạn vật cứ luôn luôn vận động như thế, chẳng bao giờ đứng yên, cũng chẳng bao giờ trường tồn vĩnh cửu.
Làm người nên giống như nước vậy, trong cái mềm yếu lại có sự cứng rắn, tĩnh lặng, tấm lòng và khí độ to lớn có thể bao dung che chở cho muôn vật.
Người xưa có một câu đối: “Thủy duy năng hạ phương thành hải, sơn bất căng cao tự cập thiên, đại ý là: nước hạ mình chỗ thấp, mới có thể trở thành biển lớn; núi không cậy mình cao, nên mới có thể cao ngang tận trời.
Làm việc thì giống như núi. Núi, từ nghìn ngọn núi cao chót vót, vạn khe tranh đua vẻ đẹp, thác nước như biển mây, con chuồn chuồn đang lên xuống cho thấy khí thế hào hùng.
Núi, từ trời quang mây tạnh, khói mù lượn lờ hoặc trong cảnh thanh tịnh yên bình trong suốt lộ ra vẻ ưu nhã, kỳ ảo xinh đẹp.
Vậy nên làm việc, thì phải giống như núi vậy, phải có tấm lòng của núi, phong cốt của núi, phẩm cách của núi, cùng với nội hàm và nguyên tắc của núi.
Người xưa nói: “Biển lớn dung nạp trăm nghìn sông, tấm lòng bao dung mới trở thành vĩ đại. Vách núi nghìn trượng sừng sững, bởi không mang dục vọng nên có thể giữ mình cương trực”.
Con người ta một khi có thể làm được rất mực khiêm tốn, thì có thể tụ họp trăm sông mà thành nên biển lớn.
Con người nếu có thể làm được không ôm giữ dục vọng không tranh không giành, thì có thể giống như vách núi dựng đứng, đứng vững đến tận trời cao.
Vậy nên, bên trong câu nói “làm người như nước, làm việc như núi” này ẩn chứa huyền cơ và xảo diệu, chỉ vỏn vẹn 8 chữ đã nói rõ làm người thế nào, và một người nên làm việc ra sao.
Người ta nói, nhân sinh là giấc mộng dài, trăm năm qua đi tựa như chớp mắt và trần gian chỉ là quán trọ ven đường chẳng được lâu bền.
Phật gia cho rằng, cõi người chỉ là một chặng nghỉ chân rất nhỏ, rất nhỏ của quãng luân hồi đời đời kiếp kiếp qua đằng đẵng tháng năm.
Thân người hôm nay đắc được, ngày mai chắc gì đã giữ bền lâu?
Thế nên, Phật gia cũng khuyên người ta chớ nên chấp nhất, ôm giữ bất cứ điều gì trong cõi trần ai.
Tất cả đều là ảo mộng, là bong bóng, sẽ vỡ tan một khi người ta nhắm mắt xuôi tay.
Học cách buông bỏ chính là tận hưởng cuộc đời này một cách trọn vẹn nhất.
– Sưu tầm –