Khi thất bại đừng vội bỏ cuộc
Không phải bất cứ người nào biết phấn đấu đều có thể tránh được những sai lầm hoặc trắc trở. Sai lầm có thể nói là kinh nghiệm mà mỗi người đều phải trải qua.
Không có gì là không thể đột phá được, sự kiên định cùng lòng tin và kiên trì là mấu chốt để bạn làm nên điều gì đó.
Nếu những ngọn sóng không dũng cảm rướn mình hàng ngày thì chúng sẽ chẳng bao giờ có cơ hội được đắm mình trong đại dương to lớn ngoài kia.
Khi bạn từ bỏ một thứ gì đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ cho phép bản thân mình đánh mất rất nhiều thứ khác: những người bạn mới, những trải nghiệm mới, những giọt mồ hôi, đôi khi và nước mắt và cuối cùng là những nụ cười.
Trước khi Edison phát minh ra đèn điện, ông từng trải qua một nghìn một trăm lần thực nghiệm thất bại. Tuy nhiên, ông nói: “Tôi đã biết được một nghìn một trăm loại vật liệu không thể dùng được”.
Trước khi muốn bỏ cuộc hãy nghĩ đến lý do bạn đã bắt đầu.
“Kẻ thất bại luôn nhìn thấy khó khăn trong từng cơ hội…
Người thành công luôn nhìn thấy cơ hội trong từng khó khăn…”
Hãy xem những lý do chúng ta dễ đầu hàng nghịch cảnh..
– Mong thành công sớm.
– Không tin vào bản thân.
– Mắc kẹt trong quá khứ.
– Đổ lỗi cho thất bại.
– Lo sợ thất bại trong tương lai.
– Không chịu thay đổi bản thân.
– Chối bỏ sức mạnh của bản thân.
– Ám ảnh bởi điểm yếu.
– Nghĩ rằng cuộc sống luôn bất công với họ.
– Ám ảnh bởi thất bại hơn là khao khát thành công.
– Luôn bi quan trước cơ hội.
– Sợ mình sẽ mất một cái gì đó.
– Làm việc nhiều nhưng không hiệu quả.
– Cho rằng chỉ có mình là người duy nhất gặp thất bại đó.
– Quay đầu trước những “khó khăn tiềm ẩn cơ hội lớn”.
– Cảm thấy bản thân thật tội nghiệp.
– Sưu tầm –