Học cách làm chủ cảm xúc của bản thân
Học cách để nhận biết, quản lý và làm chủ cảm xúc của chính mình, bạn sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc và có nhiều mối quan hệ tốt hơn.
Tại sao phải học cách làm chủ cảm xúc bản thân?
Cuộc sống hiện đại hối hả ngày nay với những bộn về lo toan, vất vả.
Chúng ta luôn phải đối mặt với những áp lực thường ngày.
Đó cũng là lý do mà trong chúng ta luôn có sẵn một “quả bom” bao gồm những bức xúc, nóng giận, khó chịu mà một lúc vô tình nào đó nó “phát nổ” gây tổn thương tới những người xung quanh hay với chính bản thân mình.
Đến khi bạn nhận ra được thì tất cả đã muộn
Khi bạn nhận thức và kiểm soát được những cảm xúc trong con người bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo hơn, tạo nên sự tự tin và giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu không kiểm chế cảm xúc thì bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ
Học cách để nhận biết, quản lý và làm chủ cảm xúc của chính mình, bạn sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc và có nhiều mối quan hệ tốt hơn
1. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân
Có khi nào khi gặp một chuyện rắc rối dẫn đến một kết quả không như ý muốn, bạn nói rằng “xin lỗi mọi người, tại tôi…” hay là từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là “Tại anh/chị…” .
Hãy nghĩ đến trách nhiệm của bản thân.
Bạn sẽ tập trung để xử lý vấn đề hơn là tỏ ra phàn nàn, bực tức và đổ lỗi cho người khác.
2. Tránh suy nghĩ tiêu cực
“Đừng nghĩ hoa hồng có gai mà hãy nghĩ trong bụi gai có hoa hồng”.
Chính những suy nghĩ tích cực sẽ giúp cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn, có thêm nhiều động lực và khả năng vượt qua những thất bại trong đời.
Ngược lại những suy nghĩ nhàm chán sẽ chỉ khiến bạn ngày càng cảm thấy chán nản.
Sẽ thế nào nếu như một ngày mới bạn mở mắt tỉnh dậy với suy nghĩ “Một ngày mới tuyệt vời” thay vì “Trời hôm nay thật xấu, ảm đạm quá!”.
Suy nghĩ tích cực lên thôi nào !
3. Tập trung vào giải quyết vấn đề hơn là tranh cãi
Cho dù bạn có tức giận, cố gắng trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề.
Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
Con người không ai là thực sự hoàn hào, không có sai sót, chính bạn cũng vậy phải không nào !
4. Không giữ thù hận hay ác cảm
Đừng cố gắng làm tiêu hao năng lượng, thời gian vào việc thù hận hay ác cảm với một ai đó.
Hãy để mọi thứ trôi qua, tha thứ và quên đi quá khứ.
Thoát khỏi vực thẳm của hận thù và nghĩ về một tương lai tốt đẹp ở phía trước
5. Đừng quyết định điều gì trong khi đang tức giận
Khi quyết định trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ làm ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể còn phá hỏng sự nghiệp của bạn.
Vì vậy tốt hơn hết là nên để tâm trạng bình tĩnh, ổn định hơn mới giải quyết công việc tiếp.
6. Viết ra những gì tốt đẹp
Thay vì ôm sự giận dữ trong lòng và ném phá đồ đạc. Bạn nên cố gắng tìm một không gian yên tĩnh và viết ra những gì tốt đẹp mà người đó đã làm cho bạn.
Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta
7. Học cách đối mặt với khó khăn
Chúng ta đều biết trước là sẽ phải gặp những khó khăn và thách thức trong cuộc sống.
Thay vì trốn tránh, hãy khích lệ bản thân và rồi tìm cách để đối mặt.
Bạn sẽ không biết rằng mình mạnh mẽ như thế nào cho đến khi gặp những khó khăn trong cuộc sống
8. Học cách nhìn nhận lại
Hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn phải tức giận là gì và sẽ thế nào nếu cơn tức giận này bùng nổ ra. Nó giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay
9. Bình tĩnh trong mọi tình huống và giả tỏa cảm xúc
Sẽ thế nào nếu như đang trễ giờ học và bạn thì cuống cuồng lên soạn sách vở? Đoán chắc là bạn có thể sẽ quên quyển vở, quên bảng tên, quên cây bút…
Bình tĩnh lại và hình dung những thứ mà mình phải mang theo, đó là cách tốt nhất.
Khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó một cách thật tỉnh táo.
Kiềm chế cảm xúc quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến bản thân bạn. Tự giải tỏa cơn tức giận trước khi nó bùng phát sẽ tốt hơn rất nhiều.
Hãy tìm cách giải tỏa cảm xúc cho bản thân đi nhé để tránh sau này bạn phải nghĩ rằng “Biết vậy mình đã không làm như thế”
Sưu tầm