Đời người đang theo đuổi điều gì?
Con người đang theo đuổi điều gì trong cuộc đời?
Đây là một câu hỏi mà tôi và bạn đều muốn tự hỏi với bản thân. Xin các bạn hãy bỏ ra một chút thời gian để đọc và cảm nhận.
Trước khi đọc câu chuyện này thì dường như tôi cho rằng đây chỉ là một câu hỏi thừa hoặc là có bạn nói rằng: “Hãy về hỏi đấng sinh thành xem họ sinh ra bạn để làm gì? Phí cơm gạo để bạn hỏi một câu thừa thãi đến vậy.’’
Bởi vốn dĩ đời người có rất nhiều thứ để theo đuổi: Tiền bạc, chức quyền, tình yêu và sự nghiệp,vân vân và vân vân….
Nhưng mọi người hãy đọc thử câu chuyện này nhé!
Có một thương gia người Mỹ ngồi trên bến của một làng chài nhỏ ở bờ biển Mexico, ông ta nhìn thấy một người đánh cá cùng một con thuyền nhỏ gần bờ.
Trên con thuyền nhỏ có mấy con cá tầm vây vàng đuôi to.
Người này hỏi người đánh cá để bắt nhiều cá ngon như thế này thì phải mất bao lâu?
Người đánh cá nói chỉ cần một chút thời gian bắt được.
Người Mỹ lại hỏi: “Tại sao anh không đợi thêm nữa để bắt được nhiều cá hơn?”
Người đánh cá cho rằng: “Số cá đã đủ nhu cầu sinh sống của cả gia đình tôi rồi!”
Người Mỹ lại hỏi: “Vậy số thời gian vòn lại trong một ngày anh làm cái gì?”
Người đánh cá giải thích: “Tôi à! Hằng ngày tôi ngủ đến lúc tự nhiên tỉnh mới dậy, ra biển bắt mấy con cá, sau khi về nhà thì lại cùng chơi với lũ trẻ, lại cùng với vợ ngủ trưa, đến khi trời tối uống một chút rượu, cùng các anh trai chơi guitar. Một ngày của tôi trôi qua vừa vui vẻ vừa bận rộn.”
Người Mỹ cho là chưa tốt,đưa ra ý kiến giúp anh ta và nói: “Tôi là thạc sĩ quản lý xí nghiệp. Hàng ngày, anh nên bỏ ra nhiêu thời gian hơn để đi bắt cá, đến khi anh có tiền thì mau con thuyền to hơn một chút. Lúc đó, tự khắc anh sẽ bắt được nhiều cá hơn, có thể mua được nhiều thuyền cá hơn. Sau đó nha sẽ có được một đội thuyền.”
Người đánh cá hỏi: “Làm được những việc đó phải mất bao nhiêu thời gian?”
Người Mỹ trả lời: “Từ 15 đến 20 năm!”
“Sau đó thì sao?”
“Đến lúc đó, anh không cần phải bán cá cho lái buôn nữa, mà trực tiếp bán cho nhà máy và anh cũng có thể tự mở một nhà máy đồ hộp. Như vậy anh có thể nắm bắt được toàn bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Tiếp theo anh có thể chuyển đến thành phố Mexico rồi đến Los Angeles và cuối cùng là New York. Kinh doanh ở đó anh sẽ không ngừng mở rộng xí nghiệp của mình.”
Người Mỹ cười và nói: “Đến lúc đó,anh có thể nghỉ hưu, anh có thể chuyển đến sống ở một làng chài nhỏ bên bờ biển. Hàng ngày, thích ngủ cho tới lúc nào cũng được. Sau đó ra biển thích bắt bao nhiêu cá cũng được, chơi cùng với lũ trẻ con, lại cùng vợ ngủ trưa, khi hoàng hôn có thể vào trong làng, cùng với các anh trai chơi guitar.”
Người đánh cá nghi hoặc hỏi: “Bây giờ chẳng phải tôi đang sống như vậy sao?”
CÂU CHUYỆN THỨ 2: VÌ SAO MÀ SỐNG
Có ba người mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.
– Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.
Người đầu tiên nói:
– Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.
Người thứ hai nói:
– Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.
Người thứ ba nói:
– Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.
Nhà hiền triết lắc đầu nói:
– Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lý tưởng. (vậy lý tưởng rồi cũng vì cái gì?)
Mỗi người đều có một cách sống cho riêng họ, không ai giống ai, đâu thể nào bắt người khác phải sống như mình,rập khuôn theo mình. (phải là chính mình chứ, bạn có nghĩ vậy không?)
Nếu cố bắt chước cách sống của người khác thì cuộc sống ai cũng như ai làm sao thú vị được?
Làm sao tạo nên cá tính cho riêng mình được? (có người tham vọng, có người cầu tiến nhưng cũng có người thích an phận, thích tự do….) như vậy cuộc sống mới phong phú, đa dạng chứ bạn.
Nói vậy chứ mình cũng không biết: “Đời người rốt cuộc đang theo đuổi cái gì vậy?”
Người ta sống trước hết là vì mình. Bạn đừng coi câu này là ích kỷ nhé, trong phim chưởng nói rồi: “Người không vì mình, trời tru đất diệt.”
Bạn giúp một bà cụ qua đường, là vì bà cụ mà cũng chẳng phải cũng chính là vì bạn đấy ư, bạn cảm thấy sảng khoái khi giúp người khác.
Bạn hiến thân cho lý tưởng của bạn và dù sắc bạn chẳng đến một cái đích cụ thể nào cả, bạn cũng thấy hạnh phúc vì đã dám chơi và dám chịu.
Như Đỗ Phủ ngủ trong lều cỏ, ai bảo là khổ? Lý Bạch làm thơ mua vui cho Dương Quý Phi, ai bảo là sướng?
Lý Thái Bạch sống để làm gì? Làm thơ ư? Ông không phải cái máy đẻ thơ. Ông múa kiếm dưới trăng, và uống rượu với trăng. Vui thú trên đời cũng chỉ đến thế là cùng.
Có nhiều người không bao giờ dừng lại xem xét ý nghĩa của đời sống là gì.
Những năm sau họ nhìn lại và tự hỏi tại sao những mối liên hệ có phần tan vỡ và tại sao họ cảm thấy trống vắng mặc dầu họ đã đạt được những thành công do họ đặt ra.
Một cầu thủ bóng chày nổi tiếng trong làng bóng này đã được hỏi anh ước muốn điều gì nếu một ai đó sẽ nói với anh lúc anh mới bắt đầu chơi bóng.
Anh đã trả lời: “Tôi ước muốn người đó nói với tôi khi anh lên tới đỉnh vinh quang nơi ấy chẳng có gì.”
Nhiều mục tiêu đã biểu lộ tính chất trống rỗng chỉ sau vài năm họ theo đuổi cách vô vị buồn tẻ.
Trong xã hội nhân văn của chúng ta, con người theo đuổi nhiều mục đích, họ suy nghĩ sẽ tìm thấy ý nghĩa.
Những mục tiêu họ theo đuổi gồm có: Sự thành công trên thương trường, sự giàu có, nhiều mối liên hệ tốt, giải trí, làm điều lành cho người khác.v.v…
Người ta đã chứng nhận rằng trong lúc họ thành đạt những mục tiêu của sự giàu có, vui chơi, và hài lòng vẫn có những khoảng sâu trống vắng trong tâm hồn – một cảm giác trống trải mà dường như không thể lấp đầy được.
Mỗi người có một điều-để-đeo-đuổi riêng. Nhưng tất cả đều gọi chung là lý tưởng sống.
Tôi còn trẻ, lý tưởng của tôi giờ là thu thập và lĩnh hội kiến thức, học tập để tìm được vị trí xứng đáng cho mình trong xã hội, sống tốt để là niềm tự hào của những người tôi yêu, cũng như họ đã yêu thương và tin tưởng tôi.
Nhưng biết đâu, 10 năm, 20 năm nữa, lý tưởng của tôi sẽ bổ sung thêm một vài điều: Một tổ ấm hạnh phúc với những đứa con ngoan, một cuộc sống yên bình,…
Nói thế để chứng minh rằng lý tưởng không phải là cái bất biến.
RỐT CUỘC ĐỜI NGƯỜI ĐANG THEO ĐUỔI CÁI GÌ?
Mình thấy cuộc đời thật ngắn ngủi dù tôi đang 23 tuổi.
Đó không phải là cảm giác hoài nghi hay sợ hãi thực tại, mà chỉ nhận thấy qua cuộc đời nhiều người.
Theo tôi không nên hỏi câu hỏi này, mà chỉ nên nghĩ theo một hướng tích cực hơn.
Và chúng ta nên hỏi: “Rốt cuộc mình sẽ làm gì cho cuộc đời.”
Nhưng nếu không biết mình sống để làm gì thì liệu có làm gì được cho cuộc đời không đây?
Hay là cảm thấy bế tắc và lang thang mãi mà không biết mình đang đi đâu?
Người ta sống lâu hay chết lâu?
Sống lâu lắm là được một hai trăm tuổi chứ gì.
Còn chết thì vô tận các bạn nhỉ. Nên so sánh hai cái với nhau thì chẳng khác nào một nốt son giáng trong bản giao hưởng.
Đừng nói đến luân hồi và kiếp sau vội, mình chỉ muốn nói đến ở đây và bây giờ, cứ tạm sống kiếp này cái đã.
Lại có bạn cho rằng: Suy cho cùng cái mà con người sống và cần đạt được là hạnh phúc.
Mỗi người có một định nghĩa khác nhau về hạnh phúc.
Tiền bạc, công danh, cống hiến cho mọi người,… hay chỉ là một cuộc sống nhàn tản vui thú.
Cuộc sống bây giờ muốn nhàn cũng không được.
Nhàn ngày nào… đói ngày đó.
Người ta nói lao động là vinh quang, thật không sai.
Con người khi lao động sẽ thấy trong đó sự trưởng thành bản thân, thấy thu gặt được thành quả của mình, thấy mình có ích,…
Những ai trốn tránh lao động, lười nhác sẽ chẳng bao giờ có hạnh phúc vì họ môt lúc nào đó cảm thấy mình thừa thải, vô dụng, bất lực.
Hạnh phúc như ai đó nói, đó là cả một quá trình.
Nó không có đích đến, bởi bản thân hạnh phúc là một cuộc trải nghiệm không ngừng.
Tự nhiên tôi lại nhớ tới câu này:
Happiness is a journey, not a destination.
Dance, as though no one is watching you.
Love, as though you have never been hurt before.
Sing, as though no one can hear you.
Live, as though heaven is on earth.
Tạm dịch:
Hạnh phúc là một cuộc hành trình, không phải là một điểm đến.
Nhảy, như thể không có ai đang theo dõi bạn.
Yêu, như thể bạn chưa bao giờ bị tổn thương trước đây.
Ca, như là mặc dù không ai có thể nghe bạn.
Sống, như thiên đường trên trái đất.
Thế đấy, chúng ta bị cuốn theo dòng đời mà vội vã đến nỗi chúng ta thường không nhìn thấy ai. (thậm chí cũng không nhìn thấy mình)
Ghê nhất là chỗ này đây: Chúng ta không có thì giờ nhìn lại mình nữa, dù, có lẽ, chỉ để… suy nghĩ vớ vẩn một chút đỉnh thôi….
Để khỏi phải sợ rằng cho đến một lúc nào… Nhìn lại mình đời đã xanh rêu.
Đứng trong vũ trụ này, là bạn là tôi đều tự hào là người Trái Đất.
Đứng trong thế giới này, là bạn là tôi đều tự hào là người Việt Nam.
Nhưng hơn hết, đứng ở đâu, tôi và bạn cũng tự hào có một gia đình, một dòng họ, một quê hương, một xứ sở.
Đã biết chết không mang theo được gì.
Nhưng sẽ đến một lúc bạn thiết tha mong muốn mình để lại được ít ỏi điều gì đó cho những người, những thứ mà bạn yêu thương và tự hào.
Tại sao ba mẹ bạn lại muốn cho bạn khôn lớn và thành công?
Liệu có một ngày bạn cũng dành những tâm huyết ấy cho con cái mình?
Cho hậu thế của mình.
Tôi không là vĩ nhân, tôi không giỏi giang, không đa tài nên tôi không dám mơ mình một tay nắm giữ thế giới, không dám tin mình xưng hùng, xưng bá, không dám nêu cao khẩu hiệu tôi sống vì quê hương, vì đất nước…
Tôi chỉ sống vì con cái tôi, vì những người thân yêu sẽ khóc lúc tôi lìa trần.
Tôi muốn mình mỉm cười thanh thản và an tâm về họ ít nhất vào giây phút tôi còn chút hơn tàn, đó thật sự là một điều gì đó rất thiêng liêng.
Vâng, có thể tôi ích kỷ, có thể tôi không bao dung và cao thượng nhưng đó là những điều tôi có thể lúc này: Sống để mang đến niềm vui cho những người mà tôi yêu thương và sống để mỉm cười mãn nguyện, an lòng lúc ra đi.
Chắc hẳn các bạn đang tự hỏi từ nãy đến giờ đang đọc và thật mờ hồ, và chẳng biết: Rối cuộc cuộc đời người đang theo đuổi cái gì.
Thực ra theo tôi nghĩ: Đây là một câu hỏi không có đáp án.
Bởi vì mỗi người có một quan niệm khác nhau về khái niệm “cuộc sống đủ đầy” hay như bạn đã nói: Có người tham vọng, có người cầu tiến nhưng cũng có người thích an phận, thích tự do…
Mình nghĩ câu chuyện trên chỉ nhằm mục đích giúp chúng ta xác định lại lý tưởng sống của mình, xét lại cách sống của bản thân.
Đúng là không nên rập khuôn với người khác.
Phải đặt ra một mục tiêu sống cho mình.
Còn tôi: Tôi còn quá trẻ, thật buồn cười khi ngồi viết về “rốt cuộc đời người đang theo đuổi cái gì?”
Nhưng ít nhất, hiện giờ tôi vẫn đang làm theo những gì tôi cho là đúng.
Sau khi ngồi uống liền 4 cốc cà phê để viết bài này.
Tôi đã kết luận: “Tôi sống là vì tôi, tôi sống vì những gì mà tôi yêu thích.”
Còn bạn thì sao?
– Sưu tầm –