Câu chuyện ngắn cho thấy người Do Thái thông minh như thế nào?

Câu chuyện ngắn này cho chúng ta thấy, những vấn đề trong cuộc sống dù có phức tạp đến cỡ nào thì chỉ cần tìm được cách giải quyết tối ưu nhất thì mọi thứ có thể thay đổi hoàn toàn.

Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái.

Dân số người gốc Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng gần 13,8 triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013), tức là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái. Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm.

Người Do Thái được mệnh danh là những người thông minh nhất trên thế giới. Hai câu chuyện ngắn dưới đây sẽ chứng minh điều đó!

Câu chuyện thứ nhất

Trong ngôi làng nọ của người Do Thái, một người nông dân do hoàn cảnh khó khăn đã mắc nợ món tiền lớn của tên trưởng giả trong làng.

Tên trưởng giả, dù rất già và xấu xí, lại luôn mơ tưởng về cô con gái trẻ đẹp của người nông dân. Vì vậy, hắn ta đề nghị một cuộc trao đổi.

Hắn nói rằng sẽ sẵn sàng từ bỏ khoản nợ kia nếu cưới được cô con gái. Hắn sẽ đặt một viên sỏi màu đen và một viên sỏi màu trắng vào một túi tiền rỗng. Sau đó, cô gái sẽ phải chọn một viên sỏi, có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Nếu cô chọn phải viên sỏi màu đen, cô sẽ trở thành vợ hắn và nợ của cha cô sẽ được xóa hết.

Trường hợp 2: Nếu cô chọn phải viên sỏi trắng, cô không cần phải kết hôn với hắn và nợ của cha cô vẫn sẽ được xóa hết.

Trường hợp 3: Nếu cô từ chối chọn một trong hai viên sỏi, cha cô sẽ bị ném vào tù.

Khi đó, họ đang đứng trên một con đường rải đầy sỏi cạnh khu vườn của người nông dân. Khi nói chuyện, tên trưởng giả cúi xuống nhặt hai viên sỏi, và cô gái tinh mắt nhận thấy rằng hắn ta đã bỏ vào túi cả hai viên sỏi màu đen. Sau đó, hắn yêu cầu cô gái chọn một viên từ chiếc túi này.

Đứng trước lựa chọn khó khăn đó, cô gái Do Thái đã tìm ra cách xử lý tuyệt vời vừa cứu cha mình, vừa tự giải cứu chính bản thân khỏi tên trưởng giả xảo quyệt.

Và đây là cách mà cô ấy làm:

Cô đưa tay vào chiếc túi và rút ra một viên sỏi. Không để cho mọi người kịp nhìn thấy, cô lóng ngóng làm rơi nó xuống con đường vốn rải đầy sỏi và nó ngay lập tức bị lẫn mất giữa vô số các viên sỏi khác. “Ồ, làm thế nào bây giờ, tôi vụng về quá”, cô nói.

“Nhưng không sao, nếu ngài nhìn vào viên sỏi còn lại trong túi, ngài sẽ biết màu của viên sỏi mà tôi đã chọn”.

Tất nhiên, viên sỏi còn lại là màu đen, như vậy mặc nhiên viên sỏi cô gái đã chọn phải là màu trắng. Và khi đó, tên trưởng giả không thể nào thừa nhận sự ăn gian của mình và buộc phải xóa nợ cho gia đình người nông dân một cách vô điều kiện như đã hứa. Cô gái đã rất thông minh và linh hoạt xoay chuyển tình huống éo le, biến nó thành lợi thế của mình.

Câu chuyện kể trên cho thấy rằng, hầu hết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống hay công việc hàng ngày đều có thể giải quyết bằng một giải pháp đơn giản, chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ và cách tiếp cận vấn đề mà thôi!

câu chuyện ngắn cho thấy người Do Thái thông minh như thế nào

Câu chuyện thứ 2

Có một câu chuyện lưu truyền trong cộng đồng người Do Thái thế này.

Có một người Do Thái và một kẻ ngoại đạo cùng đi trên một chuyến tàu. Khi kẻ ngoại đạo bỗng nhiên hỏi người Do Thái: “Sao mà người Do Thái các anh thông minh thế? Bí quyết là gì vậy?”

Người Do Thái trả lời ngay: “Đó là vì chúng tôi ăn đầu cá”.

“Thật vậy hả?”, kẻ ngoại đạo kinh ngạc thốt lên. “Thế tôi có thể tìm đầu cá ở đâu được?”

“Ồ, thật tình cờ là bữa trưa nay tôi lại mang cá đi”. Người Do Thái lấy một con cái từ trong túi ra và đặt nó lên bàn.

“Ông có muốn bán cho tôi nguyên cái đầu thôi không?”, kẻ ngoại đạo hỏi.

Dĩ nhiên rồi, chỉ cần đưa tôi 20 rúp thôi”.

Kẻ ngoại đạo trả tiền và bắt đầu ăn cái đầu cá. Vài phút sau, khi kẻ ngoại đạo đã xơi xong cái đầu cá và đang liếm ngón tay, anh ta quay qua người Do Thái và nói: Thế quái nào mà tôi phải trả những 20 rúp cho cái đầu trong khi cả con cá mới có 15 rúp?

Người Do Thái mỉm cười và trả lời: “Đấy, anh thấy chưa, đầu cá bắt đầu có tác dụng rồi đấy”.

Rõ ràng kẻ ngoại đạo không trở nên thông minh nhờ ăn một cái đầu cá. Anh ta “trở nên thông minh” bởi vì anh ta tin vào thực tế rằng một cái đầu cá có thể thực sự có ích cho anh ta.

Nhìn chung, nếu bạn tin rằng một điều gì đó sẽ giúp ích cho mình thì thực tế sẽ là như vậy. Nếu bạn tin rằng mình sẽ không thành công hoặc không có cơ hội đạt được một mục tiêu nào đó, bạn sẽ không thể đạt được.

– Sưu tầm –

Để lại ý kiến của bạn