Bức thư Gia Cát Lượng gửi cho con trai khiến người đời sau phải nghiền ngẫm
Ông khuyên con cháu mình rằng, thời gian trôi đi rất nhanh, cho đến khi sắp lìa đời, lúc này mới than thở với trời cao vì đã lãng phí thời gian những năm được sống, thì cũng vô ích.
Hãy nhớ rằng, lúc sống bình yên không quên ngày sóng gió mới có thể trong nguy nan mà tâm không loạn.
Cát Lượng, bậc quân sư lỗi lạc trong văn hóa Trung Hoa, trước khi mất đã để lại một phong thư cho con trai, nội dung chỉ vỏn vẹn mấy câu nhưng lại cải biến được vận mệnh của rất nhiều người.
Một phong thư ngắn mà Gia Cát Lượng để lại cho con trai là những từ ngữ rất tinh túy, khuyên răn và cảnh báo con về đạo lý làm người.
Đến hôm nay, bức thư ngắn đã viết từ hơn 1.800 năm trước này vẫn còn nguyên giá trị.
Bức thư mà Gia Cát Lượng để lại cho con cháu thực hành là: Lấy tĩnh tu thân, sống tiết kiệm để dưỡng đức, không sống đạm bạc không thấy trí tuệ sáng suốt, nội tâm yên tĩnh sẽ suy nghĩ được xa hơn, làm người đàn ông trước tiên nên học lấy chữ ‘Tĩnh’ ấy sau mới học những học vấn khác.
Lười biếng thì không thể nâng cao ý trí, khống chế được nóng nảy chính là đang tôi luyện tính cách.
Năm tháng qua đi, con người cũng già đi, niềm vui của trí tưởng tượng cũng sẽ như lá khô rơi rụng, dù có bao nhiêu cũng không mang theo được.
Để có thể sống yên ổn trong xã hội đầy biến động này, để tìm được sức mạnh vượt qua nghịch cảnh cuộc sống, hãy ghi nhớ 9 bài học này từ bậc thầy Gia Cát Lượng.
Bài học thứ 1:
Tĩnh tĩnh để tu thân, nội tâm tĩnh tại sẽ nghĩ được xa hơn.
Ông khuyên con cháu cần phải tĩnh mới có thể tu dưỡng tâm và thân, tĩnh giúp tinh thần sáng suốt.
Tâm không tĩnh thì không thể đưa ra được hướng đi tốt nhất, hơn nữa trước khi học tập những thứ khác trước tiên nên học chữ “Tĩnh” này.
Bài học thứ 2:
Sống tiết kiệm là đang dưỡng đức.
Ông khuyên con cháu trau rồi đức hạnh của mình.
Chi tiêu có nguyên tắc không chỉ giúp thoát khỏi cảnh nợ nần mà còn có thể sống được trong hoàn cảnh đạm bạc và không trở thành nô lệ của vật chất.
Bài học thứ 3:
Sống đạm bạc khiến trí tuệ sáng suốt, nội tâm yên tĩnh sẽ suy nghĩ được xa hơn
Ông khuyên con cháu rằng, trong cuộc sống nhân sinh nên sống đạm bạc, đừng xem trọng danh vọng và tiền tài.
Để biết được mục đích chân chính của đời người cần phải có nội tâm tĩnh tại.
Có vậy mới có thể cẩn thận lập kế hoạch cho tương lai.
Bài học thứ 4:
Tập trung để học lấy chữ Tĩnh.
Đây là yêu cầu đầu tiên mà bậc thầy Gia Cát Lượng khuyên con cháu học theo.
Ông nhắc rằng, học tập trong hoàn cảnh nội tâm yên tĩnh thì mới phát huy hết được tài năng của mình.
Làm mọi việc một cách bình tĩnh thì sẽ khiến người đó toát lên sự nhàn hạ.
Gia Cát Lượng không phải là bậc thiên tài về đào tạo học trò nhưng ông tin rằng tài năng đến từ tĩnh lặng.
Bài học thứ 5:
Muốn gia tăng năng lực của bản thân, không chỉ học kiến thức ở trường lớp mà cần phải rèn luyện ý chí kiên trì.
Ông nói với con cháu rằng muốn thành công thì cần phải học tập chăm chỉ và rèn luyện ý chí của bản thân.
Trong quá trình học tập, sự quyết tâm và kiên trì là điều rất quan trọng.
Bởi vì nếu thiếu ý chí, bạn rất có thể bỏ dở giữa đường.
Đạo lý này thật sự có bao nhiêu người học được?
Bài học thứ 6:
Cần nắm chắc tốc độ thì mới có thể vượt thời gian.
Ông khuyên rằng, không nên cứ trì hoãn một việc nào đó mà cần nắm chắc việc cần làm.
Thời đại hiện nay là thời đại của công nghệ máy tính, hiệu suất công việc rất được coi trọng.
Trí tuệ của 1.800 năm trước vẫn còn hữu dụng.
Bài học thứ 7:
Khống chế được sự nóng nảy là đang trong quá trình rèn nhân cách.
Ông khuyên con cháu rằng nếu dễ dàng xao động thì không thể hun đúc được tính kiên nhẫn.
Một nhà tâm lý học nói rằng tư tưởng quyết định hành vi, hành vi quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách, tính cách quyết định vận mệnh của con người.
Gia Cát Lượng đã minh bạch điều mà một sinh mệnh cần là vừa tinh thông mọi điều, vừa tôi luyện nhân cách.
Bài học thứ 8:
Thời gian qua đi suy nghĩ sẽ trì trệ. Gia Cát Lượng khuyên rằng, ý chí sẽ giảm sút theo thời gian.
Có câu rằng: “Trẻ không gắng học hành, về già mới bi thương”.
Quản lý thời gian là một khái niệm quản lý hiện đại.
Mỗi ngày chỉ có 24 giờ, không hơn không kém, chỉ có bản thân mỗi người dùng mỗi giây phút ấy như thế nào.
Bạn hãy suy nghĩ một chút xem, những năm tháng qua bản thân có biết trân quý thời gian không?
Bài học thứ 9:
Sức mạnh trong niềm vui của trí tưởng tượng cũng sẽ như lá khô rơi rụng, không thể thu giữ, chỉ có nỗi bi thương còn đọng lại.
Ông khuyên con cháu mình rằng, thời gian trôi đi rất nhanh, cho đến khi sắp lìa đời, lúc này mới than thở với trời cao vì đã lãng phí thời gian những năm được sống, thì cũng vô ích.
Hãy nhớ rằng, lúc sống bình yên không quên ngày sóng gió mới có thể trong nguy nan mà tâm không loạn
-Sưu tầm-