20 phép lịch sự căn bản bố mẹ cần dạy con trước khi trẻ lên 10
Bố mẹ cần phải dạy con rất nhiều thứ để trẻ trưởng thành, 20 phép lịch sự căn bản bố mẹ cần dạy con trước khi trẻ lên 10.
Một trong số những kỹ năng sống quan trọng trẻ cần được rèn luyện từ sớm đó là những phép lịch sự.
20 phép lịch sự căn bản bố mẹ cần dạy con trước khi trẻ lên 10
1. Làm thế nào để cầm dao, dĩa hay thìa, đũa chính xác
Không chỉ đi ăn ở những nhà hàng sang trọng đắt tiền thì mới cần những nghi thức trong ăn uống mà điều này nên được bắt đầu từ bàn ăn gia đình ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Cô nhấn mạnh việc cầm sai dao, dĩa hay thìa, đũa là một trong những lỗi lớn nhất mà trẻ thường gặp phải khi ăn uống.
Trẻ nên dần học cách cầm những dụng cụ này một cách chính xác khi đã biết đi.
Việc cầm sai dao, dĩa hay thìa, đũa là một trong những lỗi lớn nhất mà trẻ thường gặp phải khi ăn uống.
2. Làm thế nào để sử dụng khăn ăn lau miệng đúng cách (Không bao giờ lau bằng tay áo)
Trẻ nên được dạy cách dùng khăn ăn để lau miệng thật gọn gàng thay vì dùng tay áo hay thân áo và che miệng lại khi ho hoặc hắt xì hơi.
Cô cho biết: “Tôi khuyến khích các gia đình ăn cùng nhau, như vậy trẻ sẽ sớm học được những điều mà chúng ta mong đợi trong suốt bữa ăn.
Tôi dạy trẻ cách hành xử tốt đơn giản chỉ là phải tử tế, chu đáo và tôn trọng mọi lúc… Tất cả những bài học có thể bắt đầu từ lúc con còn nhỏ”.
3. Không mở miệng khi nhai thức ăn
Không mở miệng khi nhai thức ăn là một phép lịch sự ở bàn ăn vô cùng cơ bản nhưng rất nhiều bố mẹ lại thường quên dạy con.
4. Biết dọn bàn ăn
Dọn bàn ăn đúng cách không chỉ dừng lại ở việc sắp xếp bát, đũa thìa hay dao dĩa mà bố mẹ cần phải dạy con cách xếp cốc uống nước hay ly và giấy ăn nữa.
Myka khuyên rằng bố mẹ nên tập dần dần cho con trước mỗi bữa ăn ngay từ khi còn nhỏ.
5. Không bao giờ được đặt khuỷu tay lên bàn
Đặt khuỷu tay lên bàn có thể khiến con thoải mái hơn nhưng đó không phải là điều lịch sự. Trẻ cần hiểu rằng khi ăn, chỉ dùng bàn tay để phục vụ bữa ăn mà thôi.
6. Sử dụng cụm từ “Vui lòng”, “Cảm ơn” và “Xin lỗi” phù hợp
Trẻ cần được học cách nói: “Vui lòng và Cảm ơn” khi bản thân muốn một thứ gì đó hay muốn nhờ vả người khác.
Quan trọng không kém là biết cách nhận lỗi và xin lỗi khi lầm phiền người khác hay mắc lỗi.
7. Hiểu biết về ngôn ngữ cơ thể tích cực và cách thể hiện chúng
Khi mới sinh, bé chưa nói được tuy nhiên mẹ có thể hoàn toàn hiểu được suy nghĩ của bé, thậm chí dạy bé ra hiệu để mẹ có thể biết được bé đang muốn gì và cần trợ giúp điều gì.
Ngôn ngữ cơ thể chính là công cụ vô cùng hiệu quả để giúp bé thông minh hơn mỗi ngày.
Việc dạy bé học giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể ngay từ nhỏ không chỉ có tác dụng tăng cường sự phát triển của não bộ, tăng khả năng quan sát, nhận biết của bé qua từng ngày. Mà còn thể hiện sự gắn bó, tình cảm yêu thương giữa bố mẹ và bé.
8. Không bao giờ bình luận về ngoại hình của ai đó, trừ khi đó là lời khen
Bình luận về ngoại hình là một điều ích kỉ và tạo nên cho trẻ em sự ám ảnh về ngoại hình, thói quen đánh giá người khác bằng vẻ ngoài.
Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được dạy không bao giờ được bình luận về ngoại hình của người khác.
9. Không chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm
Bố mẹ nên dạy trẻ không nên nhìn chằm chằm vào ai đó hay chỉ tay trừ khi đang chỉ đường.
Để trẻ hiểu được lý do vì sao, bạn có thể dạy trẻ nghĩ về cảm giác của mình nếu ai đó chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm.
10. Không được cắt ngang lời người lớn khi đang nói
Nếu trong những trường hợp cấp bách, hãy dạy trẻ xin phép được cắt lời thay vì thản nhiên hét to hay có hành động lôi kéo sự chú ý khi người lớn đang nói chuyện.
11. Giới thiệu về bản thân và người khác như thế nào cho đúng
Tốt nhất khi giới thiệu, trẻ nên được dạy phải đứng lên, nhìn vào mắt người nghe, mỉm cười và nói về những thông tin cơ bản của bản thân.
12. Không bao giờ gọi người lớn bằng tên của họ trừ khi người lớn yêu cầu làm như vậy
13. Luôn gõ cửa trước khi mở
Bất kể là ở nhà hay ở chỗ lạ, hành động gõ cửa trước khi mở cửa thể hiện thái độ lịch sự và tôn trọng người ở trong.
14. Viết một bức thư cảm ơn như thế nào
Gửi thư cảm ơn là nghi thức lịch sự sau khi nhận được một đặc ân hay món quà. Dạy con trẻ viết một cảm ơn là một trong những điều mà chúng ta không được bỏ qua.
15. Làm thế nào để mời ai đó tham gia vào nhóm nếu họ ở một mình
Sự vồn vã và nhiệt tình thái quá đôi khi sẽ phản tác dụng và khiến đối phương bị “ngợp”, nên trong tình huống này, trẻ cần biết mời bạn một cách lịch sự, chừng mực để thể hiện sự cởi mở của bản thân cũng như tạo điều kiện cho bạn dễ dàng hòa nhập vào nhóm.
16. Tự mặc đồ thật lịch thiệp trước khi ra ngoài
Không nhất thiết là phải ăn mặc những món đồ đắt tiền, bắt mắt, điều quan trọng là bố mẹ cần dạy cho trẻ biết cách tự thay đồ, mặc đồ gọn gàng mỗi khi đi ra ngoài.
17. Cách trả lời điện thoại đúng
Trẻ cần học cách trả lời điện thoại một cách lịch sự, khi nhấc máy lên nên biết nói những câu như “Alo ạ”, “Cháu chào…. ạ”, “Cháu có thể giúp gì cho… được ạ”,… và hỏi xem người ở đầu dây bên kia là ai.
18. Luôn giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với người khác
Giao tiếp bằng mắt sẽ cho thấy người tham gia cuộc trò chuyện luôn chú ý lắng nghe và tôn trọng đối phương.
19.Luôn che miệng khi hắt hơi hoặc ho
Đây cũng là một trong những phép lịch sự căn bản nhưng người lớn lại sai lầm khi cho rằng trẻ con thì ai để ý nên không cần dạy từ sớm.
20. Luôn luôn biết cách giúp đỡ người khác
Việc bố mẹ nuông chiều con sẽ khiến tính lười biếng và ỷ lại hình thành, con không biết giúp đỡ bố mẹ từ những việc đơn giản thì cũng sẽ không biết giúp đỡ những người xung quanh con.
Vì vậy hãy dạy con phép lịch sự này bắt đầu bằng việc dạy con làm việc nhà.
Ngoài những tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo thêm toàn bộ Tài liệu hay dành cho trẻ để rèn luyện hiệu quả từ sớm cả về thể chất lẫn tư duy cho các bé.
-Sưu tầm-